Slider 1
Slider 1
[Gương Vãng Sanh]: Tứ Lang Niệm Phật, Thân Hiện Phật Thể.
[Gương Vãng Sanh]: Tứ Lang Niệm Phật, Thân Hiện Phật Thể.
[Gương Vãng Sanh]: Tứ Lang Niệm Phật, Thân Hiện Phật Thể.

Một hòn đảo nhỏ gần Đại Bản bên Nhật Bản, có một người tên là Nhĩ Tứ Lang, bản tính hung ác, vô công rồi nghề. Lúc đó, Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhơn (1133-1212) đang ở tại phòng Bạch Xuyên (Đường Thị Tiểu, thành phố Kinh Đô) thuyết pháp suốt đêm tại đó. Lúc bấy giờ, Nhĩ Tứ Lang đã đến Kinh Đô, dạo chơi khắp chốn, nhân lúc đêm khuya, nảy sanh ý muốn trộm cướp, bèn đến phòng Bạch Xuyên, núp dưới xà nhà, đợi mọi người ngủ hết, mới leo xuống ra tay. Đúng ngay lúc đó, Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhơn thuyết pháp nói rằng: “con đường thoát ly tam đồ lục đạo của phàm phu, chỉ một hạnh niệm Phật trong Tịnh Độ Môn, là vượt hơn tất cả các pháp”.

 Nói về “Cơ” bao gồm cả những tội nhân thập ác, ngũ nghịch, tứ trọng, báng pháp, xiển đề, phá giới, phá kiến... Luận về “hạnh” thì 10 tiếng 1 tiếng, em bé cũng có thể xưng niệm.

Nói về “Tín” thì dù 1 niệm 10 niệm, dù kẻ ngu si cũng vẫn có thể phát khởi niềm tin được.

Vì bởi “Bổn nguyện”, vốn dĩ là vì khắp 10 phương chúng sanh, vì thế căn cơ nào cũng có phần, bất luận người nào cũng không bỏ xót.

Trong 10 phương chúng sanh, có trí, vô trí, có tội, vô tội, phàm phu, thánh nhân, trì giới phá giới, là nam là nữ, người già người trẻ, thậm chí cho đến cơ duyên Tam Bảo diệt tận, đều bao gồm trong đó cả. Khi gặp được Bổn nguyện, được nghe danh hiệu “Nam Mô A Di Đà Phật”, đều được vãng sanh như lời thề nguyện, ánh hào quang của Phật A Di Đà chiếu rọi khắp 10 phương ‘nhiếp thủ bất xả’ những chúng sanh niệm Phật (nắm chặc giữ lấy không rời xa). Cho dù tội chướng sâu nặng, tâm ám độn, ý thức kém cỏi, thì càng nên nương vào bổn nguyện của Phật. Đó là do bổn nguyện của Phật Đà: ‘là vì tất cả phàm phu, chẳng phải vì thánh nhân. Ta nên tin tưởng mà nương dựa’.

Cứ như thế Ngài nói lên những đạo lý dễ hành dễ vãng sanh, giảng tất cả những kinh chứng một cách hùng hồn sống động, làm cho mọi người nghe đều hiểu.
 
Lúc này Nhĩ Tứ Lang cũng đã quên mục đích đến để làm gì. Chỉ chuyên chăm chú mà nghe, trong lòng thì suy nghĩ, hình như Pháp Nhiên Thượng Nhân đang vì ta mà thuyết pháp. Nghe sao mà nó thù thắng như thế, trước nay chưa từng có. Bây giờ phải bò ra thôi, để phát lồ sám hối, đồng thời để hỏi rõ thêm bổn nguyện của Phật A Di Đà cứu độ những ác nhân như thế nào? Đang miên mang suy nghĩ mà trời sắp sáng rồi, sau đó Nhĩ Tư Lang mới bò ra quỳ trước cửa chùa. Các đệ tử của Pháp Nhiên Thượng Nhân đều rất kinh ngạc, bèn hỏi Tứ Lang, Tứ Lang liền thành thật nói rõ mục đích đến đây để trộm cắp với mọi người. Pháp Nhiên Thượng Nhân bước ra gặp Tứ Lang, và đã khai thị rằng; túc thế nhân duyên (nhân duyên nhiều kiếp trước) rất khó mà gặp được. Con đường thoát ly sanh tử của phàm phu tội chướng sâu nặng, nếu không nương nhờ nguyện lực không thể nghĩ bàn của Phật A Di Đà, thì không thể nào đạt được ý nguyện được.

Lúc này Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân nắm lấy tay của Tứ Lang, ân cần dạy dỗ. Trong lòng Tứ Lang rất vui mừng, nghe xong bèn lui ra, từ đó một lòng niệm Phật. Nhưng do vì cái thân đầy nghiệp báo, tập khí nghiệp xấu khó sửa, vẫn không thể sửa đổi những hành nghiệp của trước đây; duy chỉ có một điều minh chứng là: Tuy thân này tạo tác ác nghiệp, nếu niệm Phật, thì không trái với nhân nguyện thệ ước đại từ đại bi của Phật A Di Đà, quyết định đến rước.

 Đây là những lời khai thị nghe được từ kim khẩu của Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân. Như thế một năm trôi qua, lúc bấy giờ, bên cạnh có một người, vì oán hận Tứ Lang làm điều xấu ác, bài kế hãm hại, bèn mời Tứ Lang uống rượu, ra sức chuốc rượu cho Tứ Lang uống thật say mà ngủ thiếp đi, sau đó đắp lên cái mền gòn, lúc này rút dao ý muốn giết Tứ Lang, khi dở mền ra xem, thì không tin được, Tứ Lang toàn thân hiển hiện ra thân Phật sắc vàng ròng, vả lại trong mỗi hô hấp đều vang lên âm thanh Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, hắn kinh ngạc vô cùng, bèn cất dao, trong lòng thầm nghĩ rằng: “Nhất định là do Tứ Lang trong một năm nay, bất cứ đi đứng ngồi nằm, bất kể thời gian nơi chốn, đều một lòng niệm Phật, hôm nay mới hiện tướng như vậy”. Trong lòng cảm thấy sự việc rất là kỳ diệu đáng quý, kinh ngạc tán thán lại tán thán. Một lát sau, Tứ Lang giật mình tỉnh giấc, hắn bèn đem chuyện định hãm hại giết Tứ Lang kể cho Tứ Lang nghe, “nhưng khi nhìn thấy thân của ông hiện thành thân Phật sắc vàng ròng, trong mỗi hơi thở lại vang tiếng niệm Phật, tôi cảm thấy vô cùng trân quý, nên đến tạ lỗi với ông, cho nên đã làm ông thức giấc, tôi vốn dĩ đối với ông trong lòng không có oán hận gì cả, chỉ vì một phút ngu si, từ nay về sau sẽ không còn như thế nữa”. 

 Hắn sau khi xấu hổ tạ lỗi xong, liền cắt bỏ búi tóc trên đầu. Còn Tứ Lang sau khi nghe xong, càng cảm thấy lòng tin càng sâu chắc, cũng cắt bỏ búi tóc. Hai người đồng lòng, cất một cái am bên cạnh. Yên tịnh niệm Phật, cuối cùng đều được như ước nguyện mà viên mãn vãng sanh.

Đây chính là Ý CHÍNH của Tông Tịnh Độ: Không lấy thiện ác của “Cơ” mà luận bàn Phật có nhiếp thủ  hay không. Như ông Nhĩ Tứ Lang, có thể nói rằng là người tội cực nặng, đứng đầu trong ác cơ.

 Đạo tục thời nay, bất luận là ai, đều nên hiểu như vậy. Phàm là người, trong thân này trong chứa 3 độc, ngoài hành thập ác.

Việc làm tuy có lớn nhỏ, 3 nghiệp đều là tạo tội,

Sai phạm tuy có nặng nhẹ, tất cả đều là vọng tưởng ác độc. Vì thế không có ai có thể thoát khỏi cái tên tội ác sanh tử được? Lại nữa, chúng ta không phải do phiền não mà có cái thân này sao?

Tạo hoặc không tạo, cũng đều là cái thân tội lỗi, suy nghĩ hoặc không suy nghĩ, cũng đều là vọng niệm cả.

Thế nhưng với chúng sanh thời nay, mọi người đều nghĩ rằng: ‘Thân của tôi nếu không có tội nghiệp như vậy, chắc có thể được bổn nguyện cứu độ. Tội của tôi nếu không có vọng niệm như vậy, chắc sẽ được toại nguyện vãng sanh. Chúng ta tuyệt đối không thể có những suy nghĩ sai lầm như vậy, bởi vì thân tâm tuy không khởi ác tạo nghiệp. Nếu không nương vào niệm Phật, thì khó có thể sanh Cực Lạc;

Cho dù đã làm ngũ nghịch, báng pháp, xiển đề, nhưng nhờ nguyện lực của Phật A Di Đà, chắc chắn sẽ vãng sanh.

 Không dựa theo có tội hay không, chỉ dựa theo ở chỗ tin hay không tin bản nguyện.

Anh Nhĩ Tứ Lang, là một sơn tặc, cướp biển, trộm cắp, dùng những ác hạnh trộm cướp, phóng hỏa đốt nhà, giết hại làm cái nghề nuôi sống bản thân, vợ con, những người bị anh ấy giết hại không tính điếm được. Những người như Tứ Lang, tuy tạo ác nghiệp, vẫn có thể niệm Phật vãng sanh, nương nhờ bổn nguyện đáng quý biết chừng nào.

 Lại nói về Nhĩ Tứ Lang một niệm qui mạng mà niệm Phật, thì nhận được thân Phật sắc vàng ròng, từ lúc nào không hay không biết, đó chính là 3 nghiệp của hành giả (người niệm Phật) và 3 nghiệp của Phật A Di Đà, nếu không nhất trí, thì làm sao lại được như thế chứ, chỉ cần thoáng nghĩ cũng đã rõ rồi.

Nam mô A Di Đà Phật 
Pháp sư Huệ Tịnh 
(dịch từ phần 5 tập 4 trong quyển “Thập Dị Cổ Đức Truyện”)
Chuyển ngữ Huệ Chánh.
(Bài từ fb Chuyên niệm A Di Đà Phật)